QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

  • 4777 Lượt xem
  • Cập nhật 18/09/2019
  • Nguồn tin:
QUY TRÌNH THỰC HIỆN 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
  • Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;
  • Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019 của Chính phủ quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;
  • Căn cứ Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
II. ĐỐI TƯỢNG
    Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II – Cột 3, Mục 1 “Danh mục dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường” ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
Chủ dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước các thời điểm sau đây:
  • Đối với dự án khai thác khoáng sản, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản;
  • Đối với dự án thăm dò, khai thác dầu khí, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ;
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng, trình trước khi cơ quan có thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước).
Trường hợp dự án có cùng một cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thẩm định thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công thi các hồ sơ nêu trên được trình đồng thời để thẩm định theo quy định;
  • Đối với các dự án khác không thuộc đối tượng quy định tại các điểm trên, trình trước khi quyết định đầu tư dự án.
Ngoài ra, các đối tượng cần lập lại ĐTM được quy định như sau:
  • Dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng (là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng).
  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
  • Dự án chưa đi vào hoạt động, tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bao gồm:
    • Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    • Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
    • Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
III. THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
  • Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
Trường hợp bộ, cơ quan ngang bộ không có cơ quan chuyên môn về môi trường để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thì bộ, cơ quan ngang bộ gửi văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường do chủ dự án trình tới Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án để lấy ý kiến trước khi xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ do bộ, cơ quan ngang bộ gửi tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải có văn bản trả lời các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu tại Phụ lục kèm theo Mẫu số 06 Phụ lục VI Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP gửi bộ, cơ quan ngang bộ để làm cơ sở xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn không thuộc đối tượng quy định tại các điểm trên đây.
IV. THỜI GIAN THẨM ĐỊNH
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường: 30 ngày làm việc; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP: 45 ngày làm việc;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 25 ngày làm việc; riêng đối với các dự án thuộc danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Nghị định số 40/2019/NĐ-CP: 30 ngày làm việc;
  • Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan: 20 ngày làm việc.
V. QUY TRÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO ĐTM
 
 
Gọi cho Chúng tôi để được tư vấn
Hotline: 0909 0011 47